Lịch sử Miếu Thành hoàng Thượng Hải

Xung quanh miếu là một khu vực thương mại với nhiều cửa hiệu, nhà hàng, và hội chợ.

Ở Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại, nhiều thành phố có một ngôi miếu nhằm thờ cúng vị thần bảo trợ cho thành phố đó. Miếu Thành hoàng Thượng Hải ban đầu là miếu thờ thần núi Kim Sơn và trở thành miếu thờ Hoàng Thành vào năm 1403 dưới thời Minh Thành Tổ. Ngôi miếu trở nên nổi tiếng trong thời nhà Thanh với vai trò là nơi dân cư cả trong khu vực phố cổ lẫn từ những nơi khác cầu tài lộc và bình an. Ngôi miếu đạt quy mô lớn nhất dưới thời của hoàng đế Đạo Quang. Điều này cũng dẫn đến sự hình thành của một khu vực giao thương buôn bán trong khu vực xung quanh miếu

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Miếu Thành hoàng Thượng Hải bị đóng cửa và được sử dụng cho những mục đích khác. Điện chính của miếu trở thành một cửa hiệu bán đồ trang sức trong nhiều năm. Năm 1951, ngôi miếu được bàn giao cho Hiệp hội Đạo giáo Thượng Hải và trở thành một trung tâm Đạo giáo. Tổ chức này đã thay thế tín ngưỡng dân gian tại ngôi miếu bằng ảnh hưởng của Đạo giáo. Năm 1994, cùng với Dự viên và các đường phố xung quanh, ngôi miếu trở thành khu vực chỉ dành cho người đi bộ. Sau khi được trùng tu hoàn thiện từ năm 2005 đến năm 2006, ngôi miếu được mở cửa đón khách tham quan trở lại.[2]